Luyện Đọc Nhanh

Luyện đọc nhanh

Bạn biết gì về đọc nhanh? liệu bạn đã đọc nhanh hay chưa? Hay xem qua bài Luyện Đọc Nhanh để xem bạn đã đọc đúng cách chưa nhé!

Bạn biết gì về đọc nhanh? Và Luyện Đọc Nhanh?

Hiểu đúng về đọc nhanh

Đọc nhanh là nhìn:

  • Bạn đọc được vài từ một lần lướt mắt
  • Bạn có thể mở rộng tầm nhìn để đọc và hiểu nhiều từ mỗi lần lướt mắt
  • Bạn có thể mở rộng tầm nhìn theo chiều ngang cũng như chiều dọc của trang giấy

Đọc nhanh là đọc thầm

  • Đọc phát ra âm thanh là kiểu đọc bạn được dạy khi mới bắt đầu học, cần từ bỏ
  • Tự luyện tập để không phát ra âm thanh khi đọc

Đọc nhanh là giải mã các từ

  • Tốc độ đọc: Phải biết khi nào cần đọc nhanh, khi nào cần đọc chậm
  • Độ rộng của vốn từ: Gia tăng vốn từ là yêu cầu bắt buộc cho những người đọc nhanh
  • Mức độ quen thuộc của chủ đề

=> với quan điểm đọc nhanh là giải mã các từm cần lưu ý

  • Đọc nhanh thực sự là tăng tộc độ giải mã
  • Tốc độ đọc có hiệu ứng bóng tuyết từ độ rộng của vốn từ và vốn hiểu biết chung của bạn
  • Bạn có thể cải thiện khả năng hiểu của mình bằng cách áp dụng những chiến lược cụ thể
  1. Đọc nhanh là tập trung cao

Dù đọc nhanh hay đọc thông thường, bạn cũng luôn cần sự tập trung. Suy nghĩ cùng tác giả, hiểu điều tác giả muốn nói, phản biện lại tác giả

Giải mã những quan điểm không đúng về đọc nhanh

  1. Bạn không đọc được nhiều khi tăng tốc độ đọc: Đọc nhanh là đọc hiệu quả
  2. Đọc không hiểu gì khi đọc nhanh
  3. Bạn bỏ qua từ khi đọc nhanh: lại một sai lầm, người đọc nhanh quét mắt qua tất cả các từ. Đọc từng cụm hoặc từng nhóm
  4. Ngón tay của bạn phải chạy theo chiều trang giấy hoặc bạn cần công cụ để đọc nhanh hơn

Đọc nhanh là công cụ hữu ích cho bạn

Đọc nhanh giúp bạn thu thập nhiều thông tin trong thời gian eo hẹp. Nếu tăng tốc độ đọc lên 200 đến 300 từ một phút, giúp bạn tiết kiệm 50% thời gian đọc.

Life is short - Read Fast
Life is short – Read Fast

Bạn có thể đọc nhanh

Loại bỏ thói quen xấu cản trở việc đọc nhanh

  1. Đọc thành tiếng:

Đọc thành tiếng giảm đáng kể tốc độ đọc của bạn. Trung bình một người nói 150 đến 200 từ một phút. Nếu đọc thành tiếng thì bạn không thể vượt quá mức này. Những người đọc tốt có thể đọc 200 – 400 từ một phút, những người đọc nhanh đọc trên 400 từ

Đọc thành tiếng ảnh hưởng việc hiểu nghĩa

Đọc thành tiếng cản trở bạn hiểu nội dung qua ngữ cảnh

Đọc thành tiếng khiến bạn phải đọc lùi lại: bạn phải đọc ngược lại do mắt nhanh hơn miệng.

Để loại bỏ thói quen trên có thể áp dụng:

  • Giao nhiệm vụ khác cho miệng của bạn: như nhai kẹo cao su hoặc đặt bút chì làm dấu để kiểm soát môi bạn khi đọc
  • Hãy thử cảm nhận các từ thay vì hiểu chúng
  • Tắt đôi tai
  • Mở rộng tầm nhìn
  • Xác định các đơn vị ý nghĩa trong câu
  • Tập trung cao độ
  1. Coi một phần của cuốn sách là như nhau: Nếu bạn đang đọc một cuốn sách với tốc độ như nhau, với lượng chú ý như bằng nhau thì bạn đang mắc sai lầm nghiêm trọng đấy. Nên đọc phần mở đầu và kết thúc để nắm ý. Xem qua mục lục để đánh dấu các phần quan trọng và các phần có thể đọc lướt qua.
  2. Các xác định tốc độ đọc nhanh

Những điều bạn cần biết để bắt đầu đọc nhanh

Sử dụng 2 cách để xác định tốc độ đọc.

Cách 1: số từ đọc được trên phút (tmp) => Đọc trung bình 360 – 500 tmp, đọc nhanh: 500 – 800 tmp

Cách 2: chất lượng đọc hiểu trong sự tương quan với tốc độ đọc (hqd). Ví dụ Hương có đọc là 350 tmp và hiểu được 80% thì hdq của Hương = 350 * 0.8 = 280. Một người đọc hiệu quả phải đạt 80%.

  1. Những dụng cụ cần chuẩn bị

Vật hướng dẫn: Tay, bút chỉ hoặc mãnh giấy cứng

Bút dạ quang: Để đánh dấu đoạn quan trọng

Một đồng hồ đo tốc độ khi mới tập, nhưng khi đọc không nên nhìn vào đồng hồ

*  Đừng bao giờ để việc đọc bị gián đoạn, hãy chuẩn bị đồ dùng cần thiết trước khi đọc

Chú ý lại khi đọc, 3 nguyên tắc tối quan trọng

  • Đọc tích cực: đọc có trọng tâm, với cường độ và độ tập trung cao
  • Không đọc thành tiếng: Cố gắng lướt qua các từ và thu nhận nội dung
  • Mở rộng tầm nhìn: Thay vì tập trung vào 1 từ hãy tập trung vào 4-7 từ hoặc 10 từ
Luyện đọc nhanh
Đọc nhanh để tiết kiệm thời gian

Cải cách kỹ năng đọc nhanh của bạn

Tập trung là chìa khóa cho mọi thành công

Khi tập trung, bạn sẽ phân biệt được đâu là ý chính, ý phụ, nhận thức được mục tiêu đọc giúp kiểm soát tốc độ trong quá trình đọc

Tùy vào loại văn bản và mục địch đọc. Nếu đọc để giải trí thì không cần phải đưa trí não vào khuôn phép. Nếu đọc để lấy kiến thức, học, nghiên cứu thì cần sự tập trung cao

Cải thiện cách tập trung là tưởng tượng không có khoản cách giữa bạn vào cuốn sách. Để đoạt được sự tập trung hoàn toàn, cần loại bỏ các tác nhân gây xao lãng. Hãy chọn một không gian yên tĩnh, không hẵn là yên tĩnh hoàn toàn, bạn có thể mở một bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng vừa phải. Tranh xác các tác nhân đầy “ma lực” như: tivi, máy tính, điện thoại, các cuộc trò chuyện… Khi đọc hãy quẳng đi mọi gánh lo

  1. Đọc có mục tiêu

Xác định mục tiêu rõ ràng và đúng đắn trước khi bắt đầu đọc sẽ giúp bạn không đi chệch hướng. Để thực hiện điều này, bạn có thể việc ra 8 – 10 câu hỏi trước khi đọc 1 quyển sách, như vậy não bộ của bạn sẽ tập trung vào các thông tin cần thiết. Sau khi có mục tiêu, phải tự quy định thời lượng đọc và ép buộc bản thân phải tuân thủ “kỷ luật thép” này.

  1. Tập trung tinh thần là thành công một nửa

Tập trung (Focus) bao gồm Tìm kiếm (Find) – Sắp xếp (Organization) – Thu thập (Collections) – Hiểu biết (Understand) – Quan sát (See) => (FOCUS = F + O + C + U + S)

  1. Tự tạo niềm yêu thích, quan tâm

Không có sự tập trung trong thời gian dài do không dành đủ sự quan tâm hay hứng thú cho việc đọc

Trong cuộc sống, ngoài những điều mình yêu thích, chúng ta còn phải đụng độ với những điều “đáng ghét”. Muốn thành công, chúng ta cần phải chấp nhận và chung sống hòa bình với chúng. Cách tích cực nhất là hãy cố gắng đi tìm điểm “đáng yêu”, đáng học hỏi trong những điều “đáng ghét” ấy.

Những điều lý thú luôn ẩn giấu đâu đó chờ bạn khám phá. Chúng sẽ khiến bạn chuyển ghét thành yêu và hứng thú đọc cũng đến thật tự nhiên. Hãy cố gắng tìm những điều lý thú nhất mà cuốn sách mang lại cho bạn nhé

  1. Kiểm soát sự phân tâm

Đôi khi đọc chúng ta bị phân tán tư tưởng, khi đó hãy dừng việc đọc lại, tĩnh tâm phân tích việc nào cần làm trước.

Như vậy, điều quan trọng trong việc kiểm soát sự phân tâm là nhanh chóng xác định được mức độ quan trọng của việc đọc so với các công việc khác tại thời điểm đó.

Điều kiến tốt cho đọc dài lâu

  1. Tư thế đọc

Tư thế đọc tốt nhất là gần giống tư thế ngồi viết, đó phải là một tư thế thoải mái, không gò bó. Khoản cách từ mắt đến tài liệu đọc tối thiểu từ 30 – 50 cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mắt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, hai tay đặt đúng điểm tựa quy định.

Nên để tài liệu song song với mắt bàn hoặc trên giá có góc nghiêng

  1. Ánh sáng

Ánh sáng thích hợp cho việc đọc là ánh sáng tự nhiên (có thể dùng ánh đèn để bù những lúc không đủ ánh sáng tự nhiên), chiếu từ phía trước, từ bên trái sang, tránh hiện tượng lấp bóng hay chói mắt.

  1. Bàn ghế

Chiều cao của bàn ghế cũng khá quan trọng trong việc đọc. Bàn phải cao hơn ghế ít nhất 20 cm. Chọn bàn ghế phù hợp với chiều cao, không quá thỏa mái cũng không quá cứng nhắc.

  1. Môi trường đọc

Tạo cho mình một không gian đọc sách phù hợp, tạo ra một nơi bạn muốn đến khi có thời gian

Những chỉ dẫn cho mắt và tay

  1. Tập trung và các từ khóa, câu chủ đề

Đừng cố gắng chạy theo từ từ, từng dòng chữ mà hãy chuyển sự chú tâm vào từ, cụm từ, cấu trúc mang nội dung quan trọng.

Trước tiên, đọc phần mục lục => giúp xác định phần trong tâm, phần phụ trợ

Khi đọc chú ý đề các đầu muc, các phần in đậm, in nghiêng, hình ảnh minh họa, chú thích, phần tóm tắt nội dụng và tiểu sử tác giả. Có đến 40 – 60% các từ trong một trang là không then chốt. Chúng có mặt để liên kết các từ khóa.

Ví dụ bạn đọc được thông tin trong tài liệu môn Vật Lý: “Theo các phép đo đạc của các nhà khoa học, vn tc nh sáng lan truyền trong không gian bằng 299 792 458 m/giây.

Tập thói quen dùng bút đánh dấu những cụm từ không hiểu rõ. (Tra lại sau tránh làm gián đoạn việc đọc)

  1. Điều khiển đôi mắt linh hoạt

Trong quá trình học đọc, đôi mắt được tập từ đánh vần lên thành đọc thành từ. Hãy phát triển thêm lên từ dùng mắt đọc từng từ thành đọc những cụm từ, một câu, một phân đoạn.

Có thể dùng bút chì làm vật dẫn, đừng để đôi mắt tự do chạy nhảy khắp trang giấy.

Khi đọc có thể chia 1 dòng thành 3 đoạn rồi cho mắt vào giữa mối đoạn. Mắt vẫn có thể nhìn được 2 biên.

Sau khi luyện đọc với cụm từ thành thạo, bạn có thể sử dụng sự di chuyển của bàn tay và tầm nhìn ngoại biên của mắt để đọc nhanh các phân đoạn. Nếu mới bắt đầu đọc nhanh phan đoạn, “bí quyết” đầu tiên bạn nên học là vòng xoáy ngón tay. Hãy sử dụng ngón tay kéo ngang trên một dòng rồi kéo dọc xuống khoản 2, 3 dòng, rồi uốn tròn quanh các dòng với tốc độ nhanh và tiếp tục với các phân đoạn tiếp theo.

Câu đầu tiên của một đoạn văn thường tiết lộ cho bạn biết nội dung của cả đoạn. Nếu đoạn quá dài, có thể chia ra nhiều vòng xoáy để đọc

Một cấp độ cao hơn là khung ngón tay. Với phương pháp này, bạn di chuyển ngón tay ngang theo dòng đầu tiên của đoạn văn bản sang lề phải, sau đó kéo dọc xuống 2, 3 hay nhiều dòng rồi kéo ngón tay theo chiều ngược lại dòng cuối đề trở về lề bên trái của trang giấy. Trong lúc di chuyển theo chiều dọc trang giấy, mắt phải quét từng dòng thật nhanh để kịp với chiều di chuyển của ngón tay. Khi ngón tay di chuyển ngược về lề trái trong chưa đầy một giây, mắt đã quét xong các dòng và thu nhận được nội dung của cả phân đoạn

  1. Sử dụng ngón tay hiệu quả

Hãy dùng tay làm vật dẫn cho mắt, hãy tập cho tốc độ tay nhanh dần. Tập qua trang nhanh và đúng cách để mắt không mất sự chú tâm. Khi đọc còn 2, 3 dòng cuối của trang, dùng tay trái lật nhẹ góc trên của trang giấy khi sang trang mới, tay phải đặt ngay về ví trí đầu trang

Lựa chọn phương pháp đọc phù hợp

Người đọc thành công là người đọc chủ động. Hãy luôn đặt ra trong đầu mình những cầu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Bao lâu? Ở đâu? Tại sao? Như thế nào?

Có 4 cách đọc cơ bản: đọc thường, đọc lướt, đọc quét và đọc nhanh hiểu kỹ

Cách đọc thầm hiệu quả

Để đọc thầm hiệu quả, bạn nên kết hợp đọc với tưởng tượng. Tưởng tượng không chỉ diễn ra khi chúng ta đọc các tác phẩm như tiểu thuyết, truyện ngắn,… mà ngay cả khi đọc các tác phẩm chính trị, khoa học tự nhiên… Nhờ tưởng tượng, những thông tin trong tài liệu sẽ được não bộ ghi nhớ dễ dàng hơn.

Đọc dò và đọc lướt theo mục địch

  1. Đọc dò:

Dùng mắt lướt đề dò tìm thông tin: tra từ điển, tên, số điện thoại, từ hoăc con số cụ thể…

Khi bắt đầu đọc, hãy dò tìm các phần nội dung có liên quan, định sẳn những từ, cụm từ chứa thông tin mình cần và lướt mắt thật nhanh trên trang giấy. Để mắt quét dọc theo văn bản.

  1. Đọc lướt

Đọc lướt là cách đọc để lấy nội dung khái quát hoặc xem trước một lượt, là đọc theo hàng có chọn lọc. Mục đích là tìm ra chủ điểm, xen lẫn giữa những thông tin hỗ trợ trong tài liệu. Chỉ bằng các nhìn lướt qua, nhanh chóng lựa chọn, xác định được đâu là phần đoạn, cụm từ quan trọng.

Đọc trực quan – Nghệ thuật đọc nhanh hiểu kỹ

Đọc trực quan là sự tổng hợp kết quả của các quá trình luyện tập từ thấp lên cao. Người sử dụng đọc trực quan đọc theo nhóm từ và vượt xa các đọc truyến thống. Thứ tự đọc qua lại, lên xuống.

  1. Hiểu theo ngữ cảnh

Khi đọc bạn phải đặt mình vào ngữ cảnh tài liệu. Không chỉ cần bám sát nội dung của từng cụm từ, phân đoạn mà cần tinh ý hiểu được những ẩn ý, triết lý bên trong được tác giả gửi gấm.

  1. Hiểu chủ đề

Một tài liệu thường có một chủ đề chính và nhiều chủ đề phụ xoay quanh bổ sung ý nghĩa. Nếu sớm xác định được chủ đề, nã bộ sẽ định hình được thông tin và mục địch đọc. Giúp bạn nằm nội dung chi tiết tốt hơn.

  1. Câu, cùm từ chủ đề

Câu chủ đề là “bộ mặt”, là thành tố quan trọng, giúp ta nắm bắt được chủ đề của cả phân đoạn, một chương hay thậm chí của cả tài liệu. Dễ nhìn thất nhất là tên tài liệu, tên chủ đề nhỏ hơn thường là tên chương, tên các đề mục, tiêu mục hay câu văn ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

  1. Phát hiện câu chủ đề

Để nhận biết được, phải dựa trên cấu trúc, đặc điểm của tài liệu, cũng như đoạn, phân đoạn. Các kiểu đoạn thường gặp

Giải thích: Giải thích khái niệm hay quan điểm cụ thể. 2 câu đầu thường là câu chủ đề mà bạn cần chú ý, 2 câu cuối thường là kết quả hoặc kết luận.

Miêu tả: Kiểu đoạn này thường có chức năng tạo dựng bối cảnh hay mở rộng bổ sung các ý đã được giới thiệu trong phần trước để chúng hoàn thiện hơn

Liên kết: Liên kết các đoạn với nhau, chức đựng nhiều thông tin quan trọng, cả nội dung tóm tắt của phần trước lẫn phần tiếp theo.

=> như vậy câu chủ để chỉ thường nằm ở đoạn giải thích.

  1. Thử làm tác giả

Khi đọc hay thử đặt mình vào vị trí của tác giả. Tương tác giữa bộ óc của người đọc và bộ óc của tác giả. Mạnh dạng đưa ra nhận xét, câu hỏi, đánh giá… Tập thử phán đoán nội dung tiếp theo của cuốn sách, giả định “cách thức giải quyết”

  1. Tìm ý khái quát

Lắp ghép từng mảnh kiến thức phân tán lại thành một bức tranh tổng quát, hoàn chỉnh, từ đó sử dụng chúng để tạo mối liên kết với những nội dung chuẩn bị đọc.

Đọc và Ghi Chú

Ghi chú vào bất kỳ đâu: sách, vở, điện thoại, giấy, máy tính… Ghi chú sẽ đạt hiệu quả cao hơn khí kết hợp với trí tưởng tượng

  1. Ghi chú theo từ khóa

Nên tránh lỗi ghi chú chăm chú, thiếu phân tích, đánh giá, nhận xét nội dụng tài liệu một cách khách quan. Nên ghi chú những ý chính hoặc điểm quan trọng. Lựa chọn từ khóa, từ viết tắt, đơn giãn hóa và làm xúc tích nội dung. Xác định từ khóa là bước đơn giản đầu tiên. Có thể tự tạo từ khóa riêng cho mình.

Ví dụ: Vận tốc ánh sáng bằng 299 792 458 m / giây => c = 299 792 458 m/s hoặc c ~ 300 000 km/s

Nên chọn các từ khóa gây ấn tượng mạnh hay mang màu sắc, âm thanh => hài hước di dõm => nhớ lâu hơn

  1. Ghi chú mở rộng

Ghi theo từ khóa chỉ tổng hợp lại nội dung, nên thêm các phần đánh giá, ý tưởng và cả thắc mắc. Nêu chia giấy ghi chép thành 2 phần. 2/3: tư duy nhận thức (các từ khóa, con số, cụm từ, từ quan trọng), 1/3: tư duy tiềm thức (đánh giá, nhận xét….) => Tham khỏa thêm “Lp Bn Đ Tư Duy” của Tony Buzan

Đọc và ôn lại

  1. Tái hiện

Khả năng nắm bắt thông tin và ghi nhận để tái hiện là hai phạm trù quan hệ mật thiết. Nên luyện tập nhớ và tái hiện những thông tin vừa đọc, áp dụng những kỹ thuật ghi chú và kỹ năng này. Có thể áp dụng mô hình xương cá.

Đọc những tài liệu đa dạng

  1. Nghiên cứu tài liệu khoa học

Bước đầu là đọc lướt qua tài liệu. Xem tựa đề, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in đậm và phần mục lục. Kế tiếp xem qua đoạn đầu và đoạn cuối, lướt nhanh các câu đầu trong từng đoạn. Đọc phần tóm tắt ở mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng. Chú ý đế hình vẽ, hình minh họa, đồ thị hay biểu đồ. Lần đầu đọc chưa nên tập trung vào ghi chú, đừng dừng lại vì thông tin chưa kịp nắm bắt.

Sau khi đọc thô là đọc tinh, thay đổi tốc độ đọc tùy vào độ khó và cách viết của tài liệu. Lướt nhanh phần dễ hoặc đã biết rồi. Đọc chậm, nghiên cứu, ghi chú các phần khó. Xây dựng một hệ thống liên kết các nguôn thông tin khác nhau. Ghi chú các tài liệu liên quan, các trích dẫn.

Sau khi đọc xong kiểm tra lại thông tin và lưu tâm tới các ghi chú, những điểm cần tìm hiểu và nghiên cứu. Thử đưa ra những phản biện với quan điểm trong tài liệu.

Nếu có thể hay tự tóm tắt lại tài liệu bằng ngôn ngữ của mình. Đồng thời bổ sung kiến thức này và hệ thống thông tin của bạn

  1. Chọn lọc thông tin trên báo, tạp chí và email

Báo in:

Tạp chí:

  1. Kỹ thuật đọc trên thiết bị điện tử

Đọc nơi đủ ánh sáng, chọn các màn hình không phản quang tránh làm hại đến mắt.

Chọn tư thế ngồi đọc thỏa mái, giống như đọc sách là tốt nhất

Nên ghi chú ra giấy hoặc trên máy tính, nên gõ lại chứ không nên dùng lệnh copy, sẽ giúp nhớ lâu hơn và luyện tập các kỹ năng tái hiện, ghi chú, nắm bắt thông tin…

Nên đọc 20 đến 30 phút thì ngừng vài phút trước khi bắt đầu lại.

  1. Đọc và cảm nhận văn chương, thơ ca

Văn chương:

Thơ ca:

Mở rộng vốn từ

    1. Tiếng Việt
    2. Tiếng nước ngoài

 

You may also like

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments